Chân dung Đinh Cường
Photo by Phạm Cao Hoàng - Virginia, 8 May 2014
Tên thật là Đinh Văn Cường, sinh ngày 5 tháng 7 năm 1939 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, xứ sở của đồ gốm và sơn mài, với trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một do người Pháp thành lập từ 1901 [Thủ Dầu Một cũng là nơi hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí đã bị người Pháp giam an trí tại đây sau khi ra khỏi trại tù Sơn La]
1951-1957 học sinh Trung học Pétrus Ký Sài Gòn.
1963 tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế
1964 tốt nghiệp Sư Phạm Hội Hoạ Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn
1962 Huy Chương Bạc với bức Thần Thoại, Triển Lãm Hội Hoạ Mùa Xuân Sài Gòn
1962 Giải Thưởng với bức Nhà Thờ, Đệ Nhất Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế Sài Gòn của Toà Đại Sứ Trung Hoa Dân Quốc
1963 Huy Chương Bạc lần thứ hai với bức Chứng Tích, Triển Lãm Hội Hoạ Mùa Xuân Sài Gòn
1969-1971 Uỷ viên Kiểm soát Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam
1963-1967 Giáo Sư Hội Hoạ trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế
1967-1975 Giáo Sư trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
Đinh Cường đã sống ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn với một thời tuổi trẻ đi và sống khắp miền đất nước cho đến khi sang định cư ở thành phố Burke, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ từ năm 1989. Ông qua đời ngày 7 tháng 1 năm 2016.
Đinh Cường đã có hơn 20 cuộc triển lãm tại Việt Nam [qua nhiều thành phố Đà Lạt, Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Pleiku] và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Bazil, Tunisie, Ấn Độ, Singapore.
Theo một brochure Triển Lãm Đinh Cường, tính cho đến 2005 Đinh Cường đã có 24 lần triển lãm tranh riêng và 21 lần cùng với các hoạ sĩ khác.
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
Cào lá ngoài sân đêm, thơ, Thư Ấn Quán Hoa Kỳ 2014
Tôi về đứng ngẩn ngơ, thơ, Quán Văn Sài Gòn 2014
Đi Vào Cõi Tạo Hình I, tiểu luận hội hoạ, Văn Mới California 2015.
____________________________________________
Đinh Cường đã dành trọn đời mình cho hội họa và thi ca. Bằng một nghị lực phi thường và sức làm việc bền bỉ, ông đã vẽ và viết cho đến hơi thở cuối cùng, để lại cho đời hàng ngàn bức tranh và hàng ngàn bài thơ. Bài thơ cuối cùng (BÀI NHÌN LÊN KỆ SÁCH 5) được viết vào ngày 3 tháng 1.2016 - chỉ 4 ngày trước khi ông qua đời. (Phạm Cao Hoàng - Virginia, tháng 1.2016)
_____________________________________________
TRANG ĐẶC BIỆT
VĨNH BIỆT ĐINH CƯỜNG
VĨNH BIỆT ĐINH CƯỜNG
2 bài thơ cho Hồ Đình Nghiêm
3 bài thơ cho Mang Viên Long
3 bài thơ cho Nguyễn Sông Ba
4 baì thơ cho Nguyễn Quốc Thái
5 bài thơ cho Ngô Thế Vinh
6 bài thơ cho Nguyễn Dương Quang
7 bài thơ cho Nguyễn Âu Hồng
7 bài thơ cho Nguyễn Mạnh Hùng
7 bài thơ cho Trần Hoài Thư
8 bài thơ cho Đỗ Hồng Ngọc
9 bài thơ cho Nguyễn Tường Giang
12 bài thơ cho Nguyễn Minh Nữu
5 bài thơ cho Ngô Thế Vinh
6 bài thơ cho Nguyễn Dương Quang
7 bài thơ cho Nguyễn Âu Hồng
7 bài thơ cho Nguyễn Mạnh Hùng
7 bài thơ cho Trần Hoài Thư
8 bài thơ cho Đỗ Hồng Ngọc
9 bài thơ cho Nguyễn Tường Giang
12 bài thơ cho Nguyễn Minh Nữu
12 bài thơ cho Nguyễn Xuân Thiệp
12 bài thơ cho Thành Tôn
14 bài thơ cho Duyên
15 bài thơ cho Lữ Quỳnh
17 bài thơ cho Trần Thị Nguyệt Mai
25 bài thơ
12 bài thơ cho Thành Tôn
14 bài thơ cho Duyên
15 bài thơ cho Lữ Quỳnh
17 bài thơ cho Trần Thị Nguyệt Mai
25 bài thơ
Chiều mưa (1)
Chiều mưa (2)
Chiều ngồi
nhìn ánh đèn rất nhỏ của chuyến bay chiều chớp sáng
trên không nhớ về bè bạn vừa qua cơn bão Nari
Chiều thứ bảy
chờ trời dịu mát ra cắt cỏ nhớ và thử ghép vào cùng mấy
câu thơ Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn, Hoài Khanh
Khi nghe tin
Nguyên Nhi ra đi nhớ Phạm Chi Lan tình nghĩa vợ
chồng thật đẹp cả hai cùng tan biến trong mùa thu
Lật đại năm
chữ năm câu, tập thơ nguyễn lương vỵ gởi tặng, lại
gặp trang có câu thương bạn đã về trời
Trưa ghé thăm
Sơn Núi ở Đại Lào rủ được Phượngcùng ra
phố Blao ăn
cơm chay ghé Lối Xưa uống cà phê rồi về…